Red Purple Black
Công tác chuyên môn
 

ĐIỀU CHẾ XÀ PHÒNG RỬA TAY TỪ CÁC RÁC THẢI VÀ NGUYÊN LIỆU TỰ NHIÊN

1. Lí do chọn sản phẩm

          Trong đời sống ăn ở sinh hoạt nội trú của mọi người nói chung và học sinh Trường PTDT Nội trú THCS Nam Giang thì nhu cầu sử dụng nước rửa tay rất nhiều. Nhưng các sản phẩm rửa tay công nghiệp ngoài thị trường thì chứa nhiều thành phần có hại cho da của con người.

11 copy copy copy

          Để giảm thiểu những tác hại của xà phòng công nghiệp cũng như tận dụng các rác thải và nguyên liệu tự nhiên như vỏ chanh, vỏ bưởi, những bông hoa hồng sau khi trang trí,… hay là dầu thừa đã qua sử dụng nhóm GV và HS chúng tôi cùng nghiên cứu và điều chế ra xà phòng từ rác thải và nguyên liệu tự nhiên.

2. Kiến thức áp dụng trong sản phẩm.

- Hóa học: Cách điều chế xà phòng bằng phản ứng xà phòng hóa. Xác định môi trường của xà phòng.

- Toán học: Định lượng chính xác lượng hóa chất cần sử dụng, xác định pH, …

- Công nghệ: Sử dụng các rác thải và nguyên vật liệu dễ tìm và an toàn: dầu dừa, nghệ, vỏ chanh, vỏ bưởi, cánh hoa hồng, dầu thừa đã qua sử dụng, natri hiđroxit tinh thể, cồn 900, …

- Mĩ thuật: Thiết kế Poster, bao bì sản phẩm, cách sắp xếp bố cục trưng bày sản phẩm,…

3. Nguyên liệu và dụng cụ:

- Nguyên liệu: dầu dừa, natrihiđroxit rắn, cồn 900, nước cất, các nguyên liệu thiên nhiên tạo màu và mùi (nghệ, cà phê, lá dứa, vỏ chanh, …), tinh dầu thiên nhiên,…

7 copy

 

 - Dụng cụ: Cân, nồi, máy xay cầm tay, thìa, đũa, bát (bằng sứ hoặc inox), hộp làm khuôn (bằng silicon)

9 copy

4. Quy trình thực hiện.

a. Làm xà phòng rửa tay từ một số nguyên liệu tự nhiên:

- Bước 1: Đeo găng tay, kính mắt bảo hộ. Dùng bông thấm cồn 900 vệ sinh các dụng cụ nồi, bát, máy xay...

- Bước 2: Đong 50 g nước vào bát, đổ từ từ 30 g NaOH rắn vào bát nước, khuấy đều cho đến khi NaOH tan hoàn toàn. Bạn lưu ý: Đổ NaoH vào nước cất (không làm ngược lại khâu này) để đảm bảo an toàn. Để nguội dung dịch xuống còn khoảng 600C.

         - Bước 3: Cho 100 g dầu dừa (lỏng). Đổ ½ lượng dầu dừa vào bát, đun cách thủy trên bếp khoảng 70-800C. Đổ phần dầu dừa nóng vào nửa dầu nguội còn lại, khuấy đều sao cho nhiệt độ còn khoảng 600C.

         - Bước 4: Đổ bát dung dịch NaOH nóng trên vào nồi dầu dừa nóng. Dùng máy xay cầm tay trộn đều hỗn hợp đến khi thu được một hỗn hợp đông đặc, hơi mềm màu trắng.

         - Bước 5: Để xà phòng có thêm màu sắc và hương thơm và tăng tác dụng dưỡng da ta cho vào hỗn hợp vỏ chanh, vỏ bưởi hay cách hoa hồng đã xay nhỏ hoặc thêm vài giọt tinh dầu thiên nhiên như sả, quế,…

        - Bước 6: Đổ nhanh hỗn hợp đông vào cốc hay khuôn. Sau 30 phút sẽ được hỗn hợp đóng rắn tạo thành xà phòng.

- Bước 7: Sản phẩm xà phòng tự làm cần để 4 – 6 tuần mới sử dụng để phản ứng thủy phân diễn ra hoàn toàn và xà phòng được ổn định hóa.

    rửa tay

Link video hướng dẫn cách điều chế xà phòng rửa tay: https://youtu.be/4EOkYPqE538

 

Nếu muốn sử dụng xà phòng ở dạng gel ta có thể làm thêm như sau:

Ta lấy bánh xà phòng vừa làm mang đi xay nhuyễn rồi nấu chung với nước cất, khuấy cho hỗn hợp tan đều, đun nước vừa sôi tới để không bị sủi bọt. Sau đó có thể thêm sữa tươi không đường vào để tăng thành phần dưỡng da và tiếp tục đun hỗn hợp và khuấy đều rồi tắt bếp chờ nguội. Trong thời gian để nguội cần khuấy thường xuyên để không xảy ra hiện tượng tách nước. Qua 1 đêm, hỗn hợp sẽ sánh lại thành dạng gel, lúc này ta có thể đổ vào các chai lọ và sử dụng.

b. Làm xà phòng giặt rửa từ dầu ăn thừa:

- Bước 1: Đeo găng tay, kính mắt bảo hộ và vệ sinh các dụng cụ như trên

- Bước 2: Đong 37gr NaOH vào ca đựng 76gr nước cất đã chuẩn bị, quấy nhẹ, nhiệt độ sẽ tăng lên rất nhanh. Đảo đều và để riêng một góc, chờ nhiệt độ hạ xuống (đến 40-45 độ) . Bạn lưu ý: Đổ NaoH vào nước cất (không làm ngược lại khâu này) để đảm bảo an toàn.

- Bước 3: Khi nhiệt độ của hỗn hợp nước cất và NaoH về khoảng 40-45 độ C, đổ vào ca đựng 200gr dầu đã chuẩn bị (Dầu ăn thừa đã được lọc bỏ cặn trộn với dầu dừa theo tỉ lệ 7:3). Nhiệt độ của dầu tốt nhất trong khoảng 25 đến 35 độ C. 

- Bước 4: Dùng phới (đũa thủy tinh) quấy đều, từ nhẹ tới mạnh, liên tục cho tới khi hỗn hợp đặc lại và có độ kết dính. Thông thường, quy trình này sẽ mất khoảng 45 phút tới 1 tiếng, nhưng nếu sử dụng máy xay cầm tay hoặc máy đánh trứng để trộn, khâu này sẽ rút ngắn lại chỉ trong 5-10 phút. Nếu dùng tinh dầu, bạn cho vào trộn đều với hỗn hợp.

- Bước 5: Đổ xà phòng vào khuôn, đậy kín hoặc lấy giấy nến bọc lại, để qua đêm cho bánh xà phòng cứng lại.

rửa chén

Link video hướng dẫn cách điều chế xà phòng rửa chén: https://youtu.be/I_ATQIE9e0I

5. Kiến thức đạt được sau khi nguyên cứu và tạo ra sản phẩm

- Hiểu hơn về phản ứng xà phòng hóa phục vụ việc học tập của môn hóa học.

- Rèn luyện ý thức bảo vệ môi trường như sử dụng dầu ăn thừa, các loại vỏ trái cây, hoa tươi sau khi dùng để trang trí,…

- Rèn luyện kĩ năng xây dựng kế hoạch, làm việc nhóm, thực hành tạo ra sản phẩm.

- Phát triển được các năng lực tích cực của học sinh như: giao tiếp, vận động, hợp tác, ngôn ngữ, tính toán,…

- Phát triển tư duy sáng tạo, tìm tòi cái mới, đưa lý thuyết vào đời sống thực tiễn.

- Rèn luyện được các phẩm chất như trách nhiệm, yêu nước, nhân ái, chăm chỉ.

6. Ưu nhược điểm của sản phẩm

  • Ưu điểm

-                Nguyên vật liệu dễ tìm, không tốn kém, sử dụng các nguyên liệu tự nhiên góp phần bảo vệ môi trường.

-                Phục vụ được cho chính học sinh tại trường và có thể áp dụng rộng rãi.

-                                     Có các nguyên liệu có tác dụng dưỡng da, không hại da tay.

  • Nhược điểm

Phản ứng xà phòng hóa xảy ra lâu nên tốn thời gian mới có thể mang ra sử dụng.

 
 

Bộ GDĐT ban hành hướng dẫn về dạy học qua internet, trên truyền hình

Bộ GDĐT ban hành hướng dẫn về dạy học qua internet, trên truyền hình

Để đảm bảo chất lượng dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập qua internet, trên truyền hình trong thời gian học sinh nghỉ học ở trường vì Covid-19, ngày 26/3, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã ban hành Hướng dẫn dạy học qua hai hình thức này đối với cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên năm học 2019-2020.

 tieu-cuc-trong-lop-hoc-truc-tuyen 1404081929

Hướng dẫn của Bộ GDĐT hướng tới 4 mục tiêu là: giúp học sinh được học theo chương trình giáo dục phổ thông trong thời gian nghỉ học ở trường để phòng chống Covid-19; phát triển năng lực tự học của học sinh và nâng cao kỹ năng tổ chức dạy học qua internet, trên truyền hình của giáo viên; tăng cường mối liên hệ giữa nhà trường và gia đình trong việc tổ chức, hỗ trợ học sinh trong học tập; tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học theo hướng tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, là những mục tiêu tiếp theo.

Yêu cầu đối với với dạy học qua internet, trên truyền hình

Hướng dẫn của Bộ GDĐT quy định rõ các yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật, bài học và học liệu, việc tổ chức hoạt động dạy học. Trong đối tượng tham gia vào hoạt động này và có liên quan, như: cơ sở giáo dục, giáo viên, cán bộ hỗ trợ kỹ thuật, học sinh, phụ huynh, Sở/phòng GDĐT đều được phân vai, phân nhiệm rõ ràng.

Theo đó, để tổ chức dạy học trên internet, cơ sở giáo dục cần xây dựng kế hoạch dạy học thực hiện chương trình giáo dục phổ thông và các quy định, hướng dẫn của Bộ GDĐT. Tổ chuyên môn, giáo viên xây dựng các bài học, học liệu để tổ chức dạy học theo kế hoạch của nhà trường; góp ý nội dung bài học và học liệu được tổ chức dạy học qua internet. Ngoài yêu cầu phải đảm bảo hạ tầng kỹ thuật để tổ chức và quản lý hoạt động dạy học theo hình thức này của giáo viên, học sinh, cơ sở giáo dục còn có trách nhiệm phối hợp với gia đình trong việc tổ chức thực hiện.

Giáo viên khi dạy học trên internet cho học sinh cần tổ chức các hoạt động như: thực hiện nhiệm vụ học tập, trao đổi, thảo luận giữa học sinh với nhau và giữa học sinh với giáo viên.

Đối với dạy học trên truyền hình, ngoài xây dựng kế hoạch dạy học chung cho nhà trường, cơ sở giáo dục cần thông báo thời khoá biểu theo lịch phát sóng các bài học cho giáo viên, học sinh, phụ huynh, để phối hợp tổ chức cho các em học tập. Cơ sở có trách nhiệm quản lý, giám sát, đánh giá, công nhận kết quả học tập của học sinh trong việc tổ chức dạy học theo hình thức này.

Các giáo viên, ngoài xây dựng kế hoạch, tổ chức, hướng dẫn học sinh học các bài được phát trên truyền hình, cần gửi tài liệu hướng dẫn, giao nhiệm vụ học tập cho các em theo các bài học trước khi được phát trên truyền hình. Quá trình học sinh học trên truyền hình, giáo viên phối hợp với gia đình để hướng dẫn, giám sát các em nhằm đảm bảo chất lượng.

Đối với cả hai hình thức dạy học qua internet và trên truyền hình, khi học sinh đi học trở lại, giáo viên có trách nhiệm kiểm tra, đánh giá mức độ nắm vững kiến thức học sinh đã học qua các hình thức này. Từ đó, giáo viên tổ chức ôn tập, bổ sung, củng cố kiến thức cho học sinh trước khi dạy các bài học tiếp theo.

Học sinh tham gia học tập qua internet, trên truyền hình cần thực hiện đầy đủ nhiệm vụ học tập mà giáo viên giao, nộp báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập để thầy cô nhận xét, đánh giá.

Công nhận kết quả đánh giá thường xuyên

Hướng dẫn của Bộ GDĐT quy định, trong quá trình tổ chức dạy học qua internet, trên truyền hình, giáo viên phụ trách môn học trực tiếp kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh thông qua các bài kiểm tra trên hệ thống dạy học qua internet; sử dụng các hình thức phù hợp để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trên truyền hình.

Kết quả kiểm tra, đánh giá thường xuyên này được sử dụng thay cho các bài kiểm tra thường xuyên theo quy định của Bộ GDĐT về đánh giá, xếp loại học sinh tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.

Cơ sở giáo dục phổ thông quản lý, theo dõi, giám sát việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên kết quả học tập của học sinh qua internet, trên truyền hình, bảo đảm công bằng, khách quan, trung thực.

Đánh giá định kỳ chỉ thực hiện khi học sinh quay trở lại trường

Khi học sinh đi học trở lại, cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức cho học sinh ôn tập, bổ sung, củng cố kiến thức đã học qua internet, trên truyền hình. Cơ sở thực hiện việc kiểm tra định kỳ và kiểm tra học kỳ theo quy định của Bộ GDĐT về đánh giá, xếp loại học sinh tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.

“Đối sánh kết quả kiểm tra định kỳ, kiểm tra học kỳ và kiểm tra thường xuyên để có giải pháp phù hợp giúp học sinh củng cố, bổ sung kiến thức”, hướng dẫn của Bộ GDĐT về dạy học qua internet, trên truyền hình nêu.

 
 

Trang 3 trong tổng số 3

Video clip hoạt động

You need Flash player 6+ and JavaScript enabled to view this video.
Title: Tiểu phẩm tham gia hội thi " Học sinh với SKSSVTN- moi trường " Do lớp 11.6 trình bày


Hình ảnh từ thư viện

Banner liên kết

bannerbogiaoduc so-gddt-qn
logo storevietnam logo
Untitled-1

.

Số liệu thống kê

Các thành viên : 243
Nội dung : 648
Liên kết web : 1
Số lần xem bài viết : 683521
Hiện có 3 khách Trực tuyến